Trang chủ Tin Du Lịch Kinh nghiệm du lịch Chùa Bái Đính dành cho ai chưa biết?

Kinh nghiệm du lịch Chùa Bái Đính dành cho ai chưa biết?

0
470

Chùa Bái Đính là một địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng tại Việt Nam, thu hút rất đông du khách đến tham quan mỗi năm. Trong bài viết này, Du Lịch Việt sẽ chia sẻ, trang bị đến các bạn những kinh nghiệm du lịch Chùa Bái Đính cần thiết nhất và giúp bạn có 1 chuyến du lịch Chùa Bái Đính tuyệt vời cảm nhận hết vẻ đẹp của nơi đây.

 

 

Chùa Bái Đính là một địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng tại Việt Nam, thu hút rất đông du khách đến tham quan mỗi năm. Trong bài viết này, Du Lịch Việt sẽ chia sẻ,trang bị đến các bạn những kinh nghiệm du lịch Chùa Bái Đính cần thiết nhất và giúp bạn có 1 chuyến du lịch Chùa Bái Đính tuyệt vời cảm nhận hết vẻ đẹp của nơi đây.

 

1. Thời điểm đẹp nhất để du lịch chùa Bái Đính

 

Những ngày Tết đến, Xuân sang, tiết trời mát mẻ, tâm trạng mỗi người thoải mái tươi vui là thời điểm thích hợp nhất để đi lễ Chùa Bái Đính Ninh Bình.Từ tháng 1 đến tháng 3 âm khi trời lập xuân, thời tiết ấm áp dần, cây cối đâm chồi nảy lộc đây là thời điểm thích hợp và đẹp nhất để bạn đi du xuân. Đây cũng là thời gian diễn ra Lễ hội Chùa Bái Đính, Ninh Bình, thích hợp cho hành trình tâm linh của cá nhân hay các tổ chức. Mùa xuân tại Chùa Bái Đính Ninh Bình còn diễn ra nhiều hoạt động cầu may, cũng như các lễ hội lớn ở Chùa Bái Đính. Thời gian này người người, cũng như khách thập phương về đây trẩy hội nên cảnh tượng đông đúc, chen lấn nhau diễn ra. Vì vậy, bạn cũng có thể du lịch Chùa Bái Đính tự túc vào thời điểm khác để tránh quá tải, và cũng có thời gian tham quan Chùa Bái Đính được nhiều hơn.

 

2. Đi tới chùa Bái Đính bằng cách nào?

 

 

 

Cảnh quan Chùa Bái Đính nhìn từ trên cao

Du khách có thể đăng ký đi theo tour du lịch Chùa Bái Đính hoặc tự đi theo hướng dẫn dưới đây. 

Xuất phát từ Hà Nội, bạn đi khoảng 110km đến thành phố Ninh Bình. Từ đây, bạn lựa chọn 2 cách đến Chùa Bái Đính như sau:

Cách 1: Từ Ninh Bình, bạn đi theo đường vào khu di tích Đinh Lê. Đến cuối đường, rẽ phải, đi thẳng đến khi nhìn thấy con đê, rẽ trái cho đến khi nhìn thấy Chùa Bái Đính.

Cách 2: Từ núi Kỳ Lân tại Đài truyền hình tỉnh Ninh Bình, bạn men theo con đường bê tông, rẽ phải, đi thẳng là đến Chua Bai Dinh.

Nếu tay lái không vững hoặc chưa có phương tiện di chuyển, bạn có thể lựa chọn ô tô khách. Khoảng cách từ Hà Nội đến Ninh Bình khoảng 60km, di chuyển hết 2 tiếng đồng hồ. Bạn có thể xuống xe tại điểm rẽ vào Bái Đính, rồi tiếp tục thuê xe ôm hoặc taxi để đến Chùa Bái Đính. Đối với các du khách ở nơi khác có thể lựa chọn các tuyến xe khách di chuyển về Ninh Bình.

 

3. Giá vé tham quan tại chùa Bái Đính

 

 

 

Đi tham quan Chùa Bái Đính

Chùa Bái Đính không thu vé vào cửa, nhưng do diện tích lớn, nên nhiều người lựa chọn di chuyển bằng xe điện để có thể tham quan toàn cảnh. Vé xe điện tại chùa Bái Đính khoảng 30.000VNĐ/chiều.

Nếu muốn kết hợp chuyến hành hương, khám phá danh thắng Tràng An, bạn nên chuẩn bị khoảng 150.000VNĐ/người phí di chuyển bằng thuyền. Mỗi thuyền có thể chở từ 4 – 5 người. Thời gian di chuyển khoảng 3 tiếng đồng hồ, bạn nên sắp xếp lịch trình phù hợp nhé.

 

4. Những địa điểm tham quan nổi tiếng tại chùa Bái Đính

 

Du lịch Chùa Bái Đính quý khách có thể tham quan rất nhiều địa điểm nổi tiếng như: Hang sáng, động tối, Đền thờ Thánh Nguyễn, Giếng Ngọc, hành lang La Hán, Đền thờ thần Cao Sơn, Gác Chuông, Tượng phật Di Lạc, Chùa Tam thế… Dưới đây Du Lịch Vệt sẽ điểm lại những địa điểm đẹp nhất mà bạn không nên bỏ qua.

 

Hang sáng, động tối

 

Để lên được hang sáng và động tối thì bạn sẽ phải vượt qua khoảng hơn 300 bậc thang bằng đá dẫn đến cổng tam quan. Hang sáng là nơi để thờ Thần và Phật. Hang tối thờ Mẫu và Tiên. Bạn sẽ cảm nhận được sự khác biệt và cách đặt tên khi đến tham quan khu vực Hang sang, động tối. Đây là 1 địa điểm không thể bỏ qua khi tới du lich Chua Bai Dinh.

 

Đền thờ Thánh Nguyễn

 

 

 

Đền thờ Thánh Nguyễn nằm trong quần thể Chùa Bái Đính

Cũng từ ngã ba đầu dốc (hướng lên cổng tam quan) đi vào là đến thờ thánh Nguyễn. Đền có kiến trúc tương đối quy mô, được xây dựng theo kiểu nội công ngoại quốc.Kiến trúc tổng thể ngôi đền theo kiểu tiền nhất, hậu công. Phần phía trước được thiết kế theo kiểu chữ Nhất, phía sau thiết kế thành chữ Công, tạo dáng đứng vững chãi, hài hòa với những chi tiết hình rồng, lân được chạm khắc tinh xảo.

 

Giếng Ngọc

 

Theo tương truyền thì thiền sư Nguyễn Minh Không thường lấy nước tại giếng nước này để sắc thuốc chữa bệnh cứu người. Giếng Ngọc nằm nổi bật giữa một không gian cây xanh bao phủ của Chùa Bái Đính. Bao xung quanh giếng là một hệ thống lan can bằng đá kiên cố. Giếng Ngọc cũng được ghi nhận là giếng nước lớn nhất Việt Nam với một màu nước xanh ngọc bích rất đặc trưng. Khi đến tham quan giếng Ngọc du khách có cơ hội thưởng thức nước giếng Ngọc.

 

5. Đặc sản Tràng An quanh chùa Bái Đính

 

Đi du lịch Chùa Bái Đính bạn không thể không thưởng thức ẩm thực nơi đây.

– Cơm cháy ruốc: Nhắc đến cơm cháy là người ta sẽ nghĩ ngay tới Ninh Bình. Một thức quà mộc mạc, một món ăn đậm nét dân tộc được sang tạo ra từ đôi tay của con người nơi đây.

– Thịt dê núi: Được chăn thả trên các ngọn núi đá nên thịt dê ở Ninh Bình rất săn chắc và dai nên du khách đến Ninh Bình nhất định phải thử món ăn này một lần. 

Chùa Bái Đính là niềm tự hào của người dân Ninh Bình nói riêng và của Việt Nam nói chung. Để cảm nhận được bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, giá trị văn hóa tâm linh- lịch sử của dân tộc bạn hãy đến với khu di tích Chùa Bái Đính.